Rat race (vòng chuột) là gì? Bạn có nghe về Rat Race bao giờ chưa? Hay bạn có nghe về một cuộc đua vô tận, một cuộc chiến đấu với chính mình trong đau khổ. Hay là bạn có từng theo đuổi cuộc đua vô nghĩa? Nếu có thì nó hệt như hình ảnh của những nỗ lực vô ích của một chú chuột cố gắng chạy thoát khỏi một mê cung hoặc trong một bánh xe. Hãy cùng webtaichinh.info tìm hiểu nhé.
- Rat race là gì?
- Rat race được thể hiện như thế nào trong cuộc sống loài người?
- Từ bỏ cuộc đua nghiệt ngã
- Đặt ra câu hỏi để xác định xem mình có nằm trong vòng xoáy của rat race hay không
- Tạo ra sự vui vẻ trong công việc
- Biến thứ hai thành cơ hội
- Dành cho bản thân những phần thưởng xứng đáng
- Mua những thứ thực sự cần thiết
- Bỏ lại công việc tại cửa thang máy của công ty
- Học hỏi thêm nhiều điều mới
- Hướng đến tự do tài chính
- Định nghĩa nhóm T và thu nhập thụ động
Rat race là gì?
Wiki định nghĩa rat race như sau:
A rat race is an endless, self-defeating, or pointless pursuit. It conjures up the image of lab rats racing through a maze to get the “cheese” much like society racing to get ahead financially.
Rat race là một cuộc đua chuột vô tận, tự chuốc lấy thất bại, hoặc theo đuổi vô nghĩa. Nó gợi lên hình ảnh của những con chuột trong phòng thí nghiệm đua để có được những “pho mát” – giống như con người trong xã hội, đua với nhau để tìm kiếm tiền bạc, tài chính.
Rat race là cuộc đua chuột trong phòng thí nghiệm
Rat race là vòng luẩn quẩn của kiến bò quay cối
Thiền sư Hakuin đã vẽ ra một bức tranh với chú kiến nhỏ bò quanh miệng cối. Con kiến nhỏ, miệng cối tròn, kiến bò mãi quanh vòng tròn đó. Bò mãi đến khi được 10km – gấp 5 triệu lần so với chiều dài 2 mm của nó. Và con kiến vẫn chẳng hề hay biết rằng mình chưa đi đâu cả. Nó vẫn ở ngay đó, ngay trên miệng cối tròn nhỏ.
Rat race được thể hiện như thế nào trong cuộc sống loài người?
Ai trong chúng ta đang làm một công việc 8 tiếng mỗi ngày, 5 – 6 ngày mỗi tuần. Bạn có cảm thấy hài lòng với bản thân chăng? Chắc hẳn ai cũng thế, đó là hình ảnh ăn sâu vào não chúng ta.
Rat race là cuộc đua trong thế giới loài người
Rat race theo đuổi chúng ta từ khi còn bé
Xã hội loài người đã “xăm” vào tâm trí chúng ta những khuôn mẫu lý tưởng. Thứ mà chúng ta luôn thôi thúc vượt qua nó. Nếu chúng ta không giống với những khuôn mẫu đó thì bị coi là lạc loài, kỳ dị và thất bại.
Chắc hẳn khi đi học mẫu giáo, ai cũng mong muốn đạt được phiếu bé ngoan. Đứa trẻ nào không có thì bị coi là hư hỏng, không nghe lời. Đến 12 năm đèn sách lại bị áp đặt bởi điểm số của hàng tá môn học. Mỗi kỳ học không đạt thành tích tốt thì bị coi là kém cỏi, lười nhác, chỉ có việc học mà không xong.
Học đến cấp ba thì chúng ta phải theo đuổi mục tiêu thi đại học. Vì như thế mới không bị coi là thất học. Đại học thì phải học ở thành phố lớn, những trường có danh tiếng. Vì theo nhiều người nghĩ rằng như vậy mới giỏi giang và nhiều cơ hội.
Cho đến khi đi làm, tìm kiếm một công việc cũng chưa thoát khỏi vòng đua vô nghĩa này. Hình mẫu lý tưởng lúc này là
- Tìm được công việc tốt
- Làm trong giờ hành chính. Làm 8 tiếng một ngày và tuần làm 5 ngày
- Đúng giờ đến công ty. Hết giờ thì ra về.
- Lặp lại vòng luẩn quẩn đó cho đến khi hết tuổi lao động.
- Khi nghỉ hưu thì có lương hưu
Bạn đang bị kẹt trong vòng tròn của rat race. Những chuỗi ngày lặp đi lặp lại, nhiều áp lực khiến bạn đuối sức. Và dĩ nhiên, nó chẳng hề có lối thoát. Rat race là những cuộc đua không hồi kết của loài người.
Chúng ta cùng xem đoạn video ngắn về Rat race trong cuộc sống chúng ta
Rat race trong cuộc sống chúng ta nơi công sở
Nào là chỉ tiêu công ty, phấn đấu bản thân cho tới những khái niệm khác được công ty đề ra. Đó chính là phần thưởng, mục tiêu mà chúng ta phải đạt được. Chúng ta nghĩ rằng mình có thể kiểm soát. Nhưng không, phần thưởng được đặt ra bởi nhà khoa học để con chuột đi vào mê cung thôi. Chúng ta làm mọi thứ để đạt được cái đích người khác đặt ra cho mình.
Chúng ta đang mất chi phí cho một cuộc đua không hồi kết. Người ta cứ nghĩ rằng kiếm được nhiều tiền sẽ tiết kiệm được nhiều. Thế nhưng không, kiếm càng nhiều, tiêu càng lớn. Chúng ta càng có nhiều tiền lại cần có nhiều thứ hơn.
Thậm chí tới khi được lên lương, thăng chức, chúng ta vẫn rơi vào bẫy Rat Race khó thoát ra được. Đi làm một cách vô thức, kiếm tiền chỉ để mua những thứ cho bằng người khác. Thậm chí còn mua những thứ chúng ta còn chẳng cần.
Tôi may mắn vì có một công việc, đúng thật, may quá. Người thân nói rằng tôi đang làm tốt mọi thứ, thế nhưng họ không nhận ra. Về cơ bản chỉ là một con chuột trong cuộc đua kia. Họ cũng không nhận thấy rằng họ cũng chính là chuột. Chỉ là trong một mê cung hay thí nghiệm khác mà thôi.
Tại sao vậy? Hãy nhớ lại hình ảnh chú chuột chạy luẩn quẩn không lối thoát xem. Đó cũng hệt hình ảnh bạn như trong cuộc đua chuột rơi vào vòng Rat Race vậy.
Từ bỏ cuộc đua nghiệt ngã
Đặt ra câu hỏi để xác định xem mình có nằm trong vòng xoáy của rat race hay không
Để thoát khỏi rat race, bạn cần xác định xem mình có đang trong cuộc đua hay không? Bạn có đang theo đuổi thứ mình không cần? Bạn đang cố sở hữu những thứ chỉ để bằng người khác? Hoặc những nỗ lực của bạn trên công ty đang được ghi nhận không thỏa đáng? Bạn có cảm thấy bị lợi dụng hay bóc lột trong cuộc sống hay công việc?
Những người rơi vào rat race thường cố gắng kiếm dư hơn những thứ họ cần. May mắn cho bạn là có thể rời bỏ cuộc đua này. Tất nhiên nó không giống như trong phòng thí nghiệm, vượt qua thử thách bạn sẽ có được phô mai.
Tạo ra sự vui vẻ trong công việc
Công việc chiếm hơn phân nửa cuộc đời bạn. Thay vì khó chịu và mệt mỏi, hãy biến chúng thành niềm vui. Chẳng ai có thể suôn sẻ cả đời. Đối mặt với khó khăn một cách vui vẻ là việc bạn cần làm.
Hãy thiết lập mục tiêu công việc và thứ tự ưu tiên cho chúng. Kiểm soát công việc, điều hòa căng thẳng giúp bạn giảm bớt áp lực của công việc. Đừng quên luôn mỉm cười, mở rộng các mối quan hệ để tăng hứng thú trong công việc.
Giống như Steve Jobs khuyên nhủ: “Nếu bạn chưa tìm thấy công việc yêu thích, hãy cứ tiếp tục. Đừng dừng lại. Sẽ đến lúc con tim chỉ cho bạn thấy bạn đã tìm được nó”. Nếu không hài lòng với công việc là bạn đang không hài lòng với phân nửa cuộc đời của chính mình. Vậy có khác nào chú chuột chạy lòng vòng để rồi cuối cùng vẫn chẳng thể trả lời mình đang chạy vì điều gì.
Biến thứ hai thành cơ hội
Những người trong vòng xoáy Rat race thường chán ghét thứ hai. Họ thường phàn nàn về thứ hai, về sự bắt đầu của cả tá công việc đang chờ đợi. Họ chỉ sống thực sự vào những ngày cuối tuần.
Hãy thức dậy vào thứ hai với mục đích cụ thể và mong chờ nó. Thứ hai không khác ngày nào trong tuần cả. Nó chỉ khác trong tư tưởng của chúng ta mà thôi. Hơn thế nữa, nó là cơ hội để đưa công việc phát triển hơn. Muốn thoát khỏi vòng xoáy Rat race thì bạn cần biết những gì bạn muốn và kiểm soát bản thân.
Dành cho bản thân những phần thưởng xứng đáng
Ai cũng có những mục tiêu để phấn đấu trong cuộc sống. Sau những ngày làm việc mệt mỏi, hãy dành cho bản thân những phần thưởng xứng đáng.Việc đó giúp bạn có thêm năng lượng và tâm trạng thư giãn hơn để tận hưởng cuộc sống thú vị.
Một chuyến du lịch ngắn ngày, một món quà yêu thích, một bữa ăn nhẹ… đều giúp tinh thần thư giãn. Cuộc sống cần cân bằng giữa lao động và hưởng thụ thì mới trở nên ý nghĩa. Đừng quá ki bo, tính toán với chính mình.
Và tất nhiên, bạn cũng cần phải dành ra một khoản để trả lương cho chính mình nữa chứ.
Nếu bạn tình cờ quen một chú chuột khác. Bạn hỏi người ấy rằng liệu làm nhiều hơn thì chất lượng cuộc sống cùng sự hạnh phúc có tăng lên hay không. Chắc chắn chú chuột kia sẽ trả lời là có. Càng làm nhiều, càng kiếm nhiều sẽ càng tiêu nhiều, rồi càng mua nhiều. Thế đấy, vòng tròn cứ thế lặp lại.
Để thoát khỏi rat race, đừng chạy đua theo người khác nữa. Hãy cứ chấp nhận thua cuộc vài lần đi. Nhưng bạn buộc phải tự trả cho mình số tiền xứng đáng với những gì đã bỏ ra. Tất nhiên nó được trích từ lương của bạn. Bạn muốn sống khác biệt thì cũng cần có sự suy nghĩ khác biệt một chút. Không nên lúc nào cũng chạy theo số đông, chạy theo những thứ vô nghĩa và không cần thiết.
Và bạn sử dụng cho mục đích tiết kiệm. Nhưng hãy nghĩ rằng đó là tiền công sức bạn xứng đáng được nhận chứ không phải dùng để mua những đồ vật vô nghĩa.
Mua những thứ thực sự cần thiết
Con người luôn dễ rơi vào hiệu ứng Diderot – khi bạn sở hữu một món đồ thì thường có tâm lý mua sắm nhiều hơn, tiêu tiền vào những thứ không cần thiết. Ví dụ như khi bạn có một chiếc váy mới. Khi đó bạn sẽ muốn mua thêm một chiếc băng đô, một đôi hoa tai để phù hợp với chiếc váy mới đó.
Hay khi bạn mua một chiếc giường. Bạn chợt nhận ra chiếc giường đó không phù hợp với căn phòng của mình. Và bạn thay đổi cả rèm cửa, màu sơn để hợp với chiếc giường. Hiệu ứng Diderot khiến bạn gặp rắc rối về tiền bạc, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
Tỷ phú Warren Buffet – người giàu thứ hai thế giới từng nói: “Nếu bạn mua những thứ bạn không thực sự cần thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ phải bán những thứ mình cần”. Bạn thực sự cần gì? Hãy xem xét về mục đích sử dụng của chúng trước khi mua. Bạn hãy chắc rằng mua chúng vì tính hữu dụng chứ không phải mua chúng để khoe khoang.
Bỏ lại công việc tại cửa thang máy của công ty
Những người rơi vào vòng xoáy rat race thường không tập trung khi ở công ty mà thường mang việc về nhà. Hãy học cách tập trung làm tốt mọi việc ở công ty. Nhà là nơi để bạn nghỉ ngơi và quan tâm gia đình.
Học cách để lại công việc sau thang máy của công ty. Quản lý thời gian làm việc tốt giúp chúng ta có thêm cơ hội để nghỉ ngơi. Và nó còn giúp bạn có thêm năng lượng, hứng khởi cho công việc.
Dù bạn chưa thoát khỏi rat race hoàn toàn nhưng lúc bạn có đời sống no đủ. Kèm theo đó là tinh thần thoải mái, thanh cao. Bạn cũng tự biết đó là một bài thể dục cần thiết. Đồng thời giúp bạn thoát ra một ngày nào đó mà không hụt hẫng. Bởi vì bạn đã sống hết mình trong từng khoảnh khắc của cuộc sống hiện tại.
Học hỏi thêm nhiều điều mới
Năm vừa qua bạn đã học hỏi thêm được những gì? Một ngoại ngữ mới, một môn thể thao hay chỉ đơn giản là nấu một món ăn mới?… Học những điều mới mẻ là gia vị giúp cuộc sống của bạn bớt tẻ nhạt. Học hỏi thêm nhiều điều mới còn tạo cơ hội cho bạn thay đổi cuộc sống của chính mình.
Nếu có lỡ là chú chuột rơi vào vòng tròn của bánh xe hay là chú kiến trên miệng cối, hãy cố gắng tìm cách thoát ra. Đừng trì trệ để rồi cả cuộc đời của bạn chỉ như ếch ngồi đáy giếng.
Hướng đến tự do tài chính
Những người tự do về tài chính là những người có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và họ không phụ thuộc vào một nguồn thu nhập nào. Họ không hoàn toàn bán sức lao động của mình và phụ thuộc vào việc bán sức lao động đó. Tiền của họ tự sinh ra bằng việc đầu tư và hàng tháng họ có nhiều khoản thu nhập khác nhau (ít nhất 3 nguồn thu nhập). Những người tự do về tài chính là những người đã thoát khỏi rat race.
Định nghĩa nhóm T và thu nhập thụ động
- Nhóm L: những người đang làm công ăn lương
- Nhóm T: Những người làm tư, tự làm freelancer hay mở quán bán hàng
- Nhóm C: Những chủ doanh nghiệp, công ty
- Nhóm Đ: Những nhà đầu tư
Tiền đang làm việc cho bạn? Hay bạn đang làm việc cho đồng tiền?
Làm sao để đồng tiền làm việc cho mình?
Các bạn có thể chia sẻ cảm nhận về bài viết ở bên dưới. Nếu thấy bài viết có ích thì có thể chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Hãy cho chúng tôi mail của bạn, chúng tôi sẽ giới thiệu bạn các dịch vụ tài chính phù hợp với bạn qua mail
Cảm ơn bạn đã đăng ký
Bạn vui lòng đăng ký lại